Chính trị Đức

Frank-Walter Steinmeier
Tổng thống từ năm 2017
Angela Merkel
Thủ tướng từ năm 2005
Bài chi tiết: Chính trị Đức

Đức là một nước cộng hòa liên bang, nghị viện, và dân chủ đại diện. Hệ thống chính trị Đức được vận hành theo khuôn khổ được quy định trong văn bản hiến pháp năm 1949 mang tên Grundgesetz (Luật Cơ bản). Sửa đổi theo thường lệ cần có đa số hai phần ba của cả lưỡng viện quốc hội; các nguyên tắc cơ bản của hiến pháp được biểu thị trong các điều khoản về đảm bảo nhân phẩm, cấu trúc liên bang và pháp quyền có giá trị vĩnh viễn.[91]

Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và chủ yếu được trao trách nhiệm và quyền lực tượng trưng. Chức vụ này được bầu ra bởi Bundesversammlung (hội nghị liên bang), một thể chế gồm các thành viên của Bundestag (Quốc hội) và một số lượng bình đẳng đại biểu từ các bang. Chức vụ cao thứ nhì theo thứ tự ưu tiên của Đức là Bundestagspräsident (Chủ tịch Bundestag), là người do Bundestag bầu ra và chịu trách nhiệm giám sát các phiên họp thường nhật của cơ cấu. Chức vụ cao thứ ba và người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng, do Bundespräsident bổ nhiệm sau khi được Bundestag bầu ra.[38]

Thủ tướng Angela Merkel là người đứng đầu chính phủ từ năm 2005 và thi hành quyền lực hành pháp. Quyền lực lập pháp liên bang được trao cho quốc hội gồm có Bundestag (Viện Liên bang) và Bundesrat (Hội đồng Liên bang), tạo thành cơ cấu lập pháp. Bundestag được bầu thông qua tuyển cử trực tiếp theo đại diện tỷ lệ (thành viên hỗn hợp).[90] Thành viên của Bundesrat đại diện cho chính phủ của mười sáu bang và là thành viên của các nội các cấp bang.[38]

Kể từ năm 1949, hệ thống chính đảng nằm dưới thế chi phối của Liên minh Dân chủ Cơ Đốc giáoĐảng Dân chủ Xã hội Đức. Cho đến nay mọi thủ tướng đều là thành viên của một trong các đảng này. Tuy nhiên, Đảng Dân chủ Tự do (Đức) (có ghế trong nghị viện từ 1949 đến 2013) và Liên minh 90/Đảng Xanh (có ghế trong nghị viện từ 1983) cũng giữ vai trò quan trọng.[92]

Trong cuộc bầu cử liên bang năm 2017, Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức/Liên minh Xã hội Kitô giáo Bayern (CDU/CSU), lãnh đạo bởi bà Angela Merkel, đã giành số phiếu bầu cao nhất, chiếm 33% tổng số phiếu bầu (tỉ lệ này giảm 8% so với cuộc bầu cử năm 2013). Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) xếp thứ hai, nhưng chỉ với 20% tổng số phiếu bầu, đây là kết quả tệ nhất của Đảng này kể từ sau thế chiến II. Đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (Afd), một đảng có khuynh hướng cực hữu, xếp ở vị trí thứ ba, với 12,6% tổng số phiếu. Đây là lần đầu tiên Afd giành được ghế trong Bundestag (94 ghế) và là đảng cực hữu đầu tiên tại Đức làm được điều này, sau Đảng Quốc xã. Afd nổi bật với lập trường chống nhập cư, chống Hồi giáo, chống chủ nghĩa nữ quyền hiện đại, phản đối hôn nhân đồng tính, và chỉ trích Liên minh Châu Âu. Một số thành phần cực đoan của Đảng này theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bài ngoại, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bài Do Thái và có liên hệ với các phong trào Quốc xã mới. Xếp thứ tư là Đảng Dân chủ Tự do (FDP), với 10,7 % số phiếu bầu. Ở vị trí tiếp theo là Đảng Cánh tả, một đảng có khuynh hướng Dân chủ xã hội chủ nghĩa và chống tư bản, với 9,2% số phiếu bầu. Đảng còn lại giành đủ số phiếu để có ghế trong Quốc hội là Đảng Xanh, một đảng theo trường phái Chính trị Xanh nhấn mạnh vào mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, với 8,9% số phiếu bầu.

Tỷ lệ nợ/GDP của Đức đạt đỉnh vào năm 2010 khi nó đạt 80,3% và giảm xuống kể từ đó.[93] Theo Eurostat, tổng nợ chính phủ của Đức lên đến 2.152 tỷ euro hay 71,9% GDP vào năm 2015.[94] Chính phủ liên bang đạt được thặng dư ngân sách 12,1 tỷ euro vào năm 2015.[95] Các cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's, Moody'sFitch Ratings xếp hạng Đức ở mức cao nhất có thể là AAA với triển vọng ổn định vào năm 2016.[96]

Pháp luật

Các thẩm phán của Bundesverfassungsgericht (Tòa án Hiến pháp Đức) tại Karlsruhe vào năm 1989

Đức có hệ thống pháp luật dân sự dựa theo luật La Mã với một số tham khảo luật German cổ. Bundesverfassungsgericht (Tòa án Hiến pháp Liên bang) là tòa án tối cao của Đức chịu trách nhiệm về sự vụ hiến pháp, có quyền lực phúc thẩm tư pháp.[38][97] Hệ thống tòa án tối cao của Đức gọi là Oberste Gerichtshöfe des Bundes và có tính chuyên biệt: đối với các vụ án dân sự và hình sự, tòa án kháng cáo cao nhất là Tòa án Tư pháp Liên bang, đối với các vụ án khác thì tòa án cao nhất là Tòa án Lao động Liên bang, Tòa án Xã hội Liên bang, Tòa án Tài chính Liên bang, và Tòa án Hành chính Liên bang.

Pháp luật hình sự và cá nhân được hệ thống hóa ở cấp quốc gia lần lượt trong Strafgesetzbuch và Bürgerliches Gesetzbuch. Hệ thống hình phạt của Đức tìm cách cải tạo tội phạm và bảo vệ dân chúng.[98] Ngoại trừ các vụ án nhỏ do một thẩm phán chuyên nghiệp xét xử, cũng như các tội chính trị nghiêm trọng, tất cả các cáo buộc được xét cử trước tòa án hỗn hợp, tại đó các thẩm phán không chuyên (Schöffen) ngồi cạnh các thẩm phán chuyên nghiệp.[99][100] Nhiều vấn đề cơ bản trong pháp luật hành chính nằm dưới thầm quyền của cấp bang.

Các bang

Bài chi tiết: Bang (Đức)

Đức gồm mười sáu bang, chúng được gọi chung là Bundesländer.[101] Mỗi bang có hiến pháp bang riêng của mình[102] và phần lớn được tự trị về vấn đề tổ chức nội bộ. Do khác biệt về kích thước và dân số, phân cấp của các bang khác nhau, đặc biệt là giữa các thành bang (Stadtstaaten) và các bang có lãnh thổ lớn (Flächenländer). Vì mục đích hành chính khu vực, có năm bang là Baden-Württemberg, Bayern, Hessen, Nordrhein-Westfalen và Sachsen có tổng cộng 22 huyện chính quyền (Regierungsbezirke). Tính đến năm 2013[cập nhật] Đức được chia thành 402 huyện (Kreise) ở cấp khu tự quản; trong đó có 295 huyện nông thôn và 107 huyện đô thị.[103]

BangThủ phủDiện tích (km²)Dân số[104]GDP danh nghĩa (tỷ EUR năm 2015)[105]GDP danh nghĩa bình quân (EUR năm 2015)[105]GDP danh nghĩa bình quân (USD năm 2015)[106]
Baden-WürttembergStuttgart35.75210.569.10046142.80047.500
BayernMünchen70.54912.519.60055043.10047.900
BerlinBerlin8923.375.20012535.70039.700
BrandenburgPotsdam29.4772.449.5006626.50029.500
BremenBremen404654.8003247.60052.900
HamburgHamburg7551.734.30011061.80068.800
HessenWiesbaden21.1156.016.50026443.10047.900
Mecklenburg-VorpommernSchwerin23,1741,600,3004025.00027.700
NiedersachsenHanover47.6187.779.00025932.90036.600
Nordrhein-WestfalenDüsseldorf34.04317.554.30064636.50040.500
Rheinland-PfalzMainz19.8473.990.30013232.80036.400
SaarlandSaarbrücken2.569994.3003535.40039.300
SachsenDresden18.4164.050.20011327.80030.900
Sachsen-AnhaltMagdeburg20.4452.259.4005725.20027.800
Schleswig-HolsteinKiel15.7632.806.5008631.20034.700
ThüringenErfurt16.1722.170.5005726.40029.300
ĐứcBerlin357.37682.175.684302537.10041.200

Ngoại giao

Đức đăng cai Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, 7–8 tháng 7 năm 2017

Đức có mạng lưới 277 phái bộ ngoại giao tại nước ngoài[107] và duy trì quan hệ với trên 190 quốc gia.[108] Tính đến năm 2011[cập nhật], Đức là nước đóng góp lớn nhất vào ngân sách của Liên minh châu Âu (cung cấp 20%)[109] và là nước đóng góp nhiều thứ ba cho Liên Hiệp Quốc (cung cấp 8%).[110] Đức là một thành viên của NATO, OECD, G8, G20, Ngân hàng Thế giớiIMF. Đức giữ vai trò có ảnh hưởng trong Liên minh châu Âu từ khi tổ chức này bắt đầu, và duy trì một liên minh mạnh với Pháp và toàn bộ các quốc gia láng giềng khác kể từ năm 1990. Đức xúc tiến hình thành một bộ máy chính trị, kinh tế và an ninh châu Âu thống nhất hơn.[111][112]

Chính sách phát triển của Đức là một khu vực độc lập trong chính sách đối ngoại. Nó do Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế xây dựng, và do các tổ chức thực hiện. Chính phủ Đức nhận thức chính sách phát triển là trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế.[113] Đây là nhà tài trợ lớn thứ ba thế giới vào năm 2009 sau Hoa Kỳ và Pháp.[114][115]

Năm 1999, chính phủ của Thủ tướng Gerhard Schröder xác định một cơ sở mới cho chính sách đối ngoại của Đức khi tham gia trong quyết định của NATO xung quanh Chiến tranh Kosovo và lần đầu tiên phái binh sĩ Đức đi chiến đấu kể từ năm 1945.[116] Các chính phủ Đức và Hoa Kỳ là đồng minh chính trị mật thiết.[38] Liên hệ văn hóa và lợi ích kinh tế tao mối ràng buộc giữa hai quốc gia đưa đến kết quả là chủ nghĩa Đại Tây Dương.[117]

Quân sự

Eurofighter Typhoon thuộc phi đội Không quân Đức
Bài chi tiết: Quân đội Đức

Quân đội Đức gọi theo tiếng Đức là Bundeswehr, được tổ chức thành các nhánh Heer (lục quân và lực lượng đặc biệt KSK), Marine (hải quân), Luftwaffe (không quân), Cục Y tế chung và Cục Hậu cần chung. Theo giá trị tuyệt đối, chi tiêu quân sự của Đức cao thứ chín trên thế giới vào năm 2011.[118] Năm 2015, chi tiêu quân sự là 32,9 tỷ euro, chiếm khoảng 1,2% GDP quốc gia, dưới mục tiêu của NATO là 2%.[119]

Tính đến tháng 12 năm 2015[cập nhật] Bundeswehr sử dụng khoảng 178.000 thành viên phục vụ, trong đó có 9.500 tình nguyện viên.[120] Binh sĩ dự bị sẵn sàng cho quân đội và tham gia diễn tập phòng thủ và triển khai tại nước ngoài.[121] Từ năm 2001 phụ nữ có thể phục vụ trong toàn bộ các nhiệm vụ mà không bị hạn chế.[122] Khoảng 19.000 nữ binh sĩ đang tại ngũ. Theo SIPRI, Đức là nước xuất khẩu vũ khí hạng nặng lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2014.[123]

Vào thời bình, Bundeswehr do Bộ Quốc phòng chỉ huy. Trong tình trạng phòng thủ, Thủ tướng sẽ trở thành tổng tư lệnh của Bundeswehr.[124]

Vai trò của Bundeswehr được mô tả trong Hiến pháp Đức là chỉ để phòng thủ. Sau một phán quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang vào năm 1994, thuật ngữ "phòng thủ" được xác định không chỉ bao gồm bảo vệ biên giới Đức, mà còn là đối phó với khủng hoảng và ngăn ngừa xung đột, hoặc rộng hơn là đảm bảo an ninh của Đức trên toàn thế giới. Tính đến tháng 1 năm 2015[cập nhật], quân đội Đức có khoảng 2.370 binh sĩ đồn trú tại nước ngoài trong vị thế thuộc các lực lượng duy trì hòa bình, trong đó có khoảng 850 binh sĩ Bundeswehr trong lực lượng ISAF do NATO lãnh đạo tại Afghanistan và Uzbekistan, 670 binh sĩ Đức tại Kosovo, và 120 binh sĩ trong UNIFIL tại Liban.[125]

Cho đến năm 2011, phục vụ quân sự là bắt buộc đối với nam giới vào tuổi 18, và các binh sĩ nghĩa vụ phục vụ trong thời hạn sáu tháng; những người phản đối vì lương tâm có thể chọn phục vụ dân sự với thời gian tương tự, hoặc sáu năm phục vụ khẩn cấp (tự nguyện) như cứu hỏa tự nguyện và Chữ thập Đỏ. Năm 2011, nghĩa vụ quân sự chính thức bị đình chỉ và bị thay thế bằng phục vụ tự nguyện.[126][127]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đức http://www.yorku.ca/lbianchi/sts3700b/lecture17a.h... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003352.php http://people.idsia.ch/~juergen/nobelshare.html http://people.idsia.ch/~juergen/sci.html http://people.idsia.ch/~juergen/scinat.html http://www.aircraft-charter-world.com/airports/eur... http://www.bbc.com/news/business-12610268 http://www.bbc.com/news/magazine-29380144 http://www.bbc.com/news/magazine-32821678 http://www.bbc.com/news/world-europe-17299607